Banner 1

Họ Mai (Hán tự: 枚) là một trong những dòng họ nội sinh và sớm gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Họ Mai Việt Nam là 1 trong những dòng Họ có từ rất sớm, từ thời Vua Hùng . Có lịch sử, truyền thuyết gắn liền từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu khai xướng từ Thần Tổ Mai An Tiêm, gắn liền với truyền thuyết Dưa Hấu Đỏ. Trải qua hàng ngàn năm, Ngày nay người Họ Mai Việt Nam đã phát triển rộng rãi ra nhiều khu vực trong nước và quốc tế. Họ Mai VN đã đóng góp cho đất nước rất nhiều người con trong các cuộc chiến tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đã có rất nhiều người đã ngã xuống hy sinh cho nền độc lập nước nhà. Thế hệ Họ Mai Việt Nam cũng có nhiều những cá nhân tiêu biểu, thành đạt trên chính trường , trong lĩnh vực kinh tế, KHKT, và rất nhiều lĩnh vực xã hội khác…
Người Họ Mai số lượng ít hơn so với những họ khác như Nguyễn, Trần, Lê, Huỳnh ,… nhưng người Họ Mai đi tới đâu cũng niềm nở, thể hiện được tình đoàn kết, tôn trọng nhau . Đó là niềm tự hào, là văn hóa đặc trưng của Họ Mai VN.
Hội Đồng Họ Mai Việt Nam (HĐHMVN) là một tổ chức Dòng Tộc. Chính thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2022, sau khi tổ chức thành công Đại Hội Đại Biểu Họ Mai VN toàn quốc lần thứ nhất, tại Thủ Đô Hà Nội. HĐHMVN Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Nguồn gốc của dòng họ Mai

Mai An Tiêm
Theo gia phả của họ Mai làng Hậu Trạch còn lưu giữ thì: thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai Yển – hiệu An Tiêm nguyên Thượng thư Lại Bộ Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được nhà vua rất yêu mến và gả con gái cho. Cứ mỗi lần có lễ trọng, vua đều ban quà cho phò mã; thay vì cảm ơn vua cha thì Mai Yển lại nói: “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Vua buồn bực lắm, bọn nịnh thần được dịp bêu xấu Mai Yển; vua ra lệnh bắt Mai Yển cùng vợ con đày ra đảo hoang. Nhờ có loài quạ tha quả về ăn, Mai Yển đã tìm cách đuổi quạ đi và ăn thử thấy ngon, ngọt lạ thường bèn đem hạt gieo, mùa đầu đã cho nhiều quả và thứ quả đó đã nuôi sống gia đình Mai Yển, sau này người ta gọi đó là quả dưa hấu. Vụ này tiếp nối vụ kia, dưa hấu ngày càng nhiều, gia đình Mai Yển dùng không hết. Mai Yển liền nghĩ cách, khắc chữ vào vỏ quả, bỏ xuống biển, thủy triều đã đẩy những quả dưa vào bờ, quan quân thấy vậy liền tâu lên nhà vua, mọi người cùng ăn và vui mừng khen ngon. Vua biết Mai Yển và vợ con không chết mà còn nhớ đến nhà vua, tìm cách dâng quả ngon; vua liền ra lệnh đưa Mai Yển về đất liền để phong lại chức tước.
Vào năm Duy Tân thứ nhất, vua sắc cho thôn Ngoại, huyện Nga sơn thờ phụng Mai Yển hiệu An Tiêm Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Đến năm Khải Định tứ 9, vua gia phong Đoan túc tôn thần, sắc cho thôn Ngoại tiếp tục thờ phụng. Đặc biệt chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh.
Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1989 Theo cuốn sách Gia tộc họ Mai xuất bản lần 1 năm 2010, Thượng thuỷ tổ là ngài Mai An Tiêm (Mai Yển), con rể Hùng Duệ vương (400-258 TCN), ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam. Tương truyền, ngài Mai An Tiêm là tướng quân do bại trận nên bị bắt làm nô lệ và được đưa đến Việt Nam. Ngài Mai An Tiêm được vua yêu quý nên hưởng cuộc sống phú quý.
Bà Tổ họ Mai – Lê Thị Hoa

Bà Tổ họ Mai – Lê Thị Hoa
Về lịch sử dòng họ Mai ở đây, có thể khẳng định họ Mai ở Nga Thiện có trước giai đoạn Hai Bà Trưng (theo tài liệu bia ký ghi tại đền thờ họ Mai thì bà Trưng là cháu gái vua Hùng). Đây cũng là họ Mai phát tích sớm nhất (đã phát hiện cho đến nay).
Dòng họ Mai bắt đầu từ ông Mai Thông (cha đẻ ông Mai Tiến) là bạn của ông Lê Thái (cha đẻ bà Lê Thị Hoa), sau này ông Lê Thái gã con gái mình cho con trai của bạn là ông Mai Tiến và ông Mai Tiến trở thành khởi tổ dòng tộc họ Mai. òng tộc họ Mai khởi nguồn từ xã Phú Cốc, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) bắt đầu thấy ghi chép từ ông Mai Thông. Sau này con ông là Mai Tiến lấy bà Lê Thị Hoa (con gái ông Lê Thái) người cùng huyện thôn Thượng Linh, xã Cảo Linh (na y là xã Đại Thắng , huyện Vụ Bản) sinh được 4 người con trai là Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai An, Mai Trí. Khi ông Mai Tiến bị Thái thú Tô Định dụ ra làm tri huyện Gia Lâm, Mai Tiến đã bị buộc phải đưa vợ con cùng về huyện lỵ sinh sống. Khi Tô Định âm mưu giết Mai Tiến thì mẹ con bà Lê Thị Hoa đã bỏ về quê hương ẩn cư, sau đó chiêu tập nghĩa binh đánh lại Tô Định. Việc đại bại, mẹ con bà Hoa đã chạy vào trang An Nội huyện Nga Sơn (nay là xã Nga Thiện) ẩn cư và tạo thành một khu Thượng Trang tại nơi này.
Khi Hai Bà Trưng phất cờ dậy nghĩa, mẹ con bà đã theo nghĩa quân Hai Bà Trưng, bà Lê Thị Hoa trở thành nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Bốn người con trai cũng được nhập vào đội Tả Hữu tiền phong của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Sau khi Hai Bà trưng đánh bại Tô Định, ban chức tước cho những người có công, mẹ con bà không nhận mà chỉ xin ban phong cho đất trang An Nội huyện Nga Sơn. Trưng vương đã đồng ý ban cho mẹ con bà thực ấp ở huyện Nga Sơn và cho trở về khu Thượng Trang An Nội lập ấp. Việc bốn con trai bà trở về trang An Nội huyện Nga Sơn lập ấp, sau đó chiêu mộ tộc họ Mai ở Phú Cốc, họ Lê ở Thượng Linh thuộc đạo Sơn Nam và một số gia tộc về tụ cư tạo thành một trang đông đúc ở An Nội. Dân làng tôn xưng họ Mai là trưởng trong làng. Việc bà Từ Thiện phu nhân và bốn con trai bà về trang An Nội tụ cư khai căn lập ấp là hoàn toàn có cơ sở. Từ xưa triều đình phong kiến đã thừa nhận việc này, nhà vua còn ban sắc phong giao cho Mai Trưởng Giáp và nhân dân thôn Ngũ Kiên, An Nội (Nga Sơn) theo như lệ xưa thờ cúng bà Từ Thiện Phu Nhân Lê Thị Hoa và bốn người con trai bà. Những tư liệu này nay vẫn còn và hiện đang được lưu giữ tại từ đường dòng họ.